1-2.Có 5 đới khí hậu trên Trái Đất:

- Đới nóng: nhiệt độ cao, nóng quanh năm. Lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm. Gió thường xuyên thổi là gió Tín phong.

- Hai đới ôn hoà: nhiệt độ trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1000 mm. Gió thường xuyên thổi là gió Tây ôn đới.

- Hai đới lạnh: nhiệt độ thấp, quang năm lạnh, có băng, tuyết. lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm. Gió thường xuyên thổi là gió Đông cực.
3.Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, ... ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và đời sống con người.
- Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
- Mưa kéo dài, khí hậu nóng - ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

-Gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

4.

- Nếu ở gần biển thì cần sơ tán người già và trẻ em vào sâu trong đất liền đề phòng gió mạnh, mưa to, nước biển dâng cao.

-Nếu ở vùng núi có nguy có bị lũ quét và sạt lở đất thì cũng cần sơ tán ngay người già và trẻ em tới nơi an toàn

- Chằng chống nhà cửa, tháo cất các loại anten để trên nóc nhà, tỉa cành của các cây cối, chặt các cây có thể đổ vào nhà cửa khi có gió bão.

- Kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo an toàn khi mưa to gió lớn. Đề phòng chập cháy điện do mưa to gió lớn làm đứt dây, đổ cột điện, đổ cây cối.

- Làm sạch mái nhà, ống thoát nước để nước mưa thoát nhanh

- Khơi thông cống rãnh để nước mưa thoát nhanh tránh úng ngập kéo dài

- Bơm đầy nước sạch vào bề nước để dự trữ

-Chuần bị đèn sạc , đèn dầu đề phòng mất điện, sạc đủ điện

- Chuẩn bị đồ ăn thức uống cần thiết cho gia đình đủ dùng trong 2-3 ngày

- Cần dự trữ một số thuốc men tối cần thiết như thuốc cảm, thuốc cứu thương, thuốc đau bụng, v.v…

- Khi thời tiết có bão cần hạn chế tối đa các hoạt động đi lại ngoài trời

-Cần quản lý chặt trẻ em ở nơi an toàn cho đến khi bão tan.

-Ghi nhớ một số số điện thoại cần thiết để gọi trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp : cứu thương, cứu hỏa, v...v...